Don Phan nói về thương mại điện tử tại việt nam

Tại sao một người sinh ra tại Louisiana (Mỹ) lại quyết định từ bỏ Washington DC Politico để đến Việt Nam và bắt đầu sự nghiệp của anh ấy tại đây? Sự bùng nổ của thương mại điện tử ở châu Á chính là lời giải thích đơn giản: ở Việt Nam, kể từ năm 2012 đến nay doanh thu trực tuyến đã phát triển lên tới 314%. Năm nay, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thu hơn 4 tỷ USD.

Việt Nam là một phần của bức tranh xu hướng quen thuộc xảy ra tại các thị trường mới nổi, nơi người tiêu dùng đang thay đổi thói quen chi tiêu của họ từ bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử. Trên toàn cầu, ngành thương mại điện tử tập trung vào mảng bán lẻ trực tuyến dự kiến sẽ tạo ra hơn 1.700 tỉ đô-la vào năm 2015, tăng hơn 17% so với năm 2014.

Gần đây tôi đã nói chuyện với Don Phan, người sáng lập của Taembe.com, được biết đến như mô hình Diapers.com ở Việt Nam. Chúng tôi đã thảo luận về những thách thức của việc xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam và cái nhìn của anh ấy về cộng đồng startup trong nước.

Trong nền kinh tế đang phát triển từ châu Phi đến châu Á, việc sử dụng điện thoại di động đang có bước tăng trưởng nhanh chóng, với hàng triệu người lần đầu được truy cập Internet là qua smartphone. Trước khi sự ra đời của smartphone, việc sử dụng Internet phần lớn nằm ngoài khả năng chi trả của nhiều người, đặc biệt là những nơi hạ tầng hoà mạng không thể vươn tới.

Việt Nam có lẽ là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử trên di động. 58% người dùng Internet tại Việt sử dụng điện thoại di động để mua sắm trực tuyến, nhiều hơn so với mức trung bình toàn cầu là 44% theo thống kê của Nielsen. Tại Mỹ, New York Times báo cáo rằng chỉ có 11% số lần giao dịch thương mại điện tử là thông qua điện thoại di động.

Công nghệ di động đang thay đổi cuộc sống trong thế giới có nhiều phát triển – nó giúp công việc bán lẻ thuận tiện hơn cho người tiêu dùng. Hãy xem xét điều này: Tại Mỹ và các nước phát triển, các nhà bán lẻ lớn đang chiếm ưu thế, đường giao thông, cơ sở hạ tầng, và luật pháp quy hoạch đều ưu tiên cho các cửa hàng thương mại lớn của các công ty, tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn các mặt hàng mà họ cần. Điều này lại thường không giống với các thị trường mới nổi, nơi được biết đến với sự hỗn loạn, đường phố không được quy hoạch cùng với rất ít các bãi đậu xe còn sót lại (đối với những người có thể đủ tiền mua một chiếc xe), và các cửa hàng nhỏ và lẻ ở khắp mọi nơi. Các cửa hàng tạp hóa mua sắm ở Sài Gòn có nhiều thú vị mới lạ mà người dân ở các nước phương Tây sẽ không bao giờ được trải nghiệm . Hãy tưởng tượng rằng bạn phải chở theo một chiếc hộp lớn cồng kềnh trên chiếc xe máy và phải đi trên những con đường đông đúc và đầy ổ gà.

Bây giờ, với một vài cú nhấp chuột đơn giản trên thiết bị điện thoại thông minh, một người tiêu dùng Việt Nam có thể nhận được sản phẩm gửi trực tiếp đến nơi cư trú của họ bởi nhân viên vận chuyển.

Thương mại điện tử ở đây không phải lúc nào cũng giống như ở Mỹ. Theo Nielsen, 61% người tiêu dùng thương mại điện tử Việt trả tiền mặt trực tiếp cho việc mua bán của họ bởi vì họ không xài thẻ tín dụng, họ lo ngại về an ninh, hoặc muốn tránh các chi phí giao dịch.

Nhiều người khác vẫn bi quan về cơ hội cho sự tăng trưởng ở các thị trường thương mại điện tử đang nổi lên. Tuy nhiên, dòng vốn chỉ ngày càng gia tăng vào các thị trường mới nổi. Càng ngày ngày càng có nhiều người được thoát nghèo vào ở các ‘lớp tiêu dùng “. Theo McKinsey,các nhóm cá nhân này sẽ tăng đến con số khoảng 4,2 tỷ USD vào các thị trường mới nổi với tổng mức tiêu thụ có giá trị lên tới 30.000 tỷ đô la.

Câu chuyện Don Phan có thể là khá đặc biệt – và chắc hẳn nó rất hấp dẫn. Nhưng Don đã chọn một xu hướng đang bùng nổ trong thế giới phát triển từng ngày. Nhờ có sự phổ biến của công nghệ di động đang ngày càng tăng, thương mại điện tử mang đến sự thuận tiện cho hàng triệu người tiêu dùng trên các thị trường mới nổi.